Văn hóa tinh hoa Trung Hoa là đề tài vô cùng rộng lớn để có thể khai thác được hết. Với tư cách là một nhà nghiên cứu văn hoá, Nguyễn Hiến Lê đã không ngừng mang đến cho đọc giả nhiều thế hệ những bộ sách vô cùng nổi tiếng, giúp người đọc hiểu sâu hơn về kho tàng tri thức mà người xưa để lại. Bộ sách Bách Gia Tranh Minh là một bộ sách quý và hiếm, thể hiện được sự Tâm – Tầm – Trải – Ngẫm của Nguyễn Hiến Lê khi biên soạn. Bộ sách Bách Gia Tranh Minh gồm 8 cuốn sách liên quan đến “‘Bát Tử” trong thời Bách Gia Tranh Minh bao gồm: Hàn Phi Tử, Khổng Tử, Lão Tử, Liệt Tử Dương Tử, Mặc Tử, Mạnh Tử, Trang Tử và Tuân Tử.
Đôi nét về tác giả Nguyễn Hiến Lê
Tác giả Nguyễn Hiến Lê (1912-1984), ông được nhiều thế hệ độc giả biết đến với tư cách là một nhà văn, một nhà dịch giả với các tác phẩm có tiếng tăm và ảnh hưởng sâu rộng trong nghề viết. Các tác phẩm của ông thường liên quan đến chủ đề tự học, phát triển bản thân, khám phá văn hoá, lịch sử, khoa học,…
Một số tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Hiến Lê có tầm ảnh hưởng sâu rộng như: Đắc Nhân Tâm, Tự học, Kinh Dịch,… Ông viết nhiều thể loại những lại đều hướng người đọc đến sự phát triển tâm hồn và tư duy, phát triển con người do đó những tác phẩm của ông mang tầm ảnh hưởng đến người đọc mạnh mẽ.
Xem thêm: Tủ sách Nguyễn Hiến Lê
Những nét cuốn hút người đọc ở tập sách Bách Gia Tranh Minh
Bộ sách gồm 8 cuốn liên quan đến “Bát Tử” trong Bách Gia Tranh Minh. Bộ sách nói về thời cuộc cũng như đạo quân tử của những bậc thánh hiền phương Đông tại thời điểm đó.
“Khổng Tử”, tác giả Nguyễn Hiến Lê từng có nhận xét như thế này: “Đạo Khổng thực tế nhất, hợp tình hợp lý nhất, đầy đủ nhất, xét cả về việc tu thân, trị gia, trị quốc. Vậy mà tới nay lý tưởng của ông, nhân loại vẫn chưa theo được. Về tu thân, ba đức nhân, trí dũng, luyện được đủ tình cảm, trí tuệ và nghị lực của con người.” Quả thật qua cách giải thích vô cùng cặn kẽ, người đọc có thể hiểu rõ hơn về “Ngũ Thường” và “Tam Cương”, hiểu hơn về tư tưởng này đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến người Việt Nam như thế nào.
“Lão Tử Đạo Đức Kinh”: Cuốn sách giúp người đọc có nhiều góc nhìn mới của cuộc đời trước những bộn bề. Bằng việc phân tích chi tiết khiến người đọc có thể hiểu về Đạo của Lão Tử, giúp người có suy nghĩ an yên với cuộc sống hiện tại, tập trung vào sự tĩnh lặng, vô vi và hài hoà với tự nhiên. Cuốn sách là nguồn cảm hứng cho những ai đang tìm đến sự an yên trong tâm hồn của mình.
“Trang Tử Nam Hoa Kinh”: Tư tưởng phiêu liêu, tự do tự tại được dịch qua lời văn của Nguyễn Hiến Lê một cách đầy màu sắc với những câu truyện ngụ ngôn và triết lý sâu sắc về sự tự do trong tinh thần. Qua cuốn sách, người ta tìm được lối thoát để không vướng mắc phải những ràng buộc và áp lực, chủ động đi tìm một cuộc sống nhẹ nhàng và tự tại.
“Mạnh Tử”: Mạnh Tử là một nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn, là một nhà tư tưởng chính trị xuất sắc với sự kế thừa và phát triển mạnh mẽ tư tưởng của Khổng Tử. Nguyễn Hiến Lê giúp người đọc hiểu rõ hơn về sự nhân ái mà Mạnh Tử muốn hướng đến, sự đối lập giữa thiện và ác trong một xã hội…Từ bài học từ rất xa xưa, thế nhưng tính thực tiễn trong tư tưởng về cách trị quốc của Mạnh Tử vẫn rất thực tế.
“Tuân Tử”: Cuốn sách mang sự đối lập với tư tưởng của Khổng Tử và Mạnh Tử khi mang đến những tri thức vô cùng trị về quan điểm duy vật chủ nghĩa. Nguyễn Hiến Lê đã dẫn người đọc đến với những triết lý của Tuân Tử về bản chất của con người và xã hội, ở đó là sự phức tạp. Thế những, bản chất của con người dù thế nào cũng có thể được thay đổi thông qua sự giáo dục và rèn luyện.
“Hàn Phi Tử”: Theo tư tưởng của Hàn Phi Tử, việc trị nước cần phải có quyền lịch và những cách thức để duy trì trật tự đó. Cuốn sách được Nguyễn Hiến Lê dịch giúp người đọc có thể nắm bắt được lý thuyết pháp trị một cách rõ ràng và mạch lạc. Việc quản lý nhà nước đôi khi cần sự cứng rắn và quyết liệt đi kèm với đó là những thách thức cần phải vượt qua.
“Mặc Tử và Biệt Tử”: Đây là hai nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn trong nền triết học Trung Quốc. Thông qua cuốn sách, tác giả Nguyễn Hiến Lê giới thiệu đến tư tưởng nhân ái của hai triết gia. Tư tưởng nhân ái được thể hiện ở sự: nhân đạo, cần kiệm, yêu thương giữa con người với nhau, phản đối chiến tranh. Thông qua cuốn sách, người đọc phần nào có cái nhìn rõ hơn sự đa dạng về triết học cổ Trung Quốc.
“Liệt Dương Tử”: Cuốn sách giúp người đọc phải biết tĩnh lặng và nên chấp nhận, bởi đó là quy luật và cần có sự hài hoà giữa con người và tự nhiên.
Xem thêm: Bộ Bách Gia Tranh Minh
Tập sách Bách Gia Tranh Minh của tác giả Nguyễn Hiến Lê là một tài liệu quý báu, không chỉ giúp ta hiểu hơn về hệ thống triết học cổ xưa mà còn cung cấp những bài học thực sự hữu ích cho người đọc trong cuộc sống.