Review sách Kinh Dịch – Đạo của người quân tử

Kinh Dịch được coi là một trong 3 bộ kinh cổ và có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong văn hoá Trung Hoa, chỉ đứng sau kinh Thi và kinh Thư. Với một chặng hành trình dài trong quá trình phát triển, ban đầu Kinh Dịch chỉ được ứng dụng trong bói toán nhưng sau này đã phát triển mạnh mẽ thành một hệ thống tư tưởng hơi hướng triết học của Á Đông. Được coi như tinh hoa của cái nôi văn hoá Đông Á, Kinh Dịch ngày càng được sử dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống ngày nay như: thiên văn, địa lý, quân sự, nhân mệnh…. Cuốn sách Kinh Dịch – Đạo của người quân tử do tác giả Nguyễn Hiến Lê biên soạn giúp người đọc có cái nhìn cặn kẽ hơn về Kinh Dịch và đặc biệt nhất là hiểu được thế nào là “đạo là người quân tử” theo lời răn của người xưa. 

Đôi nét về tác giả Nguyễn Hiến Lê

Nguyễn Hiến Lê (1912-1984) là một nhà văn, nhà dịch giả có tiếng tại Việt Nam. Trong suốt sự nghiệp của mình ông đã để lại hơn 120 tác phẩm bao thuộc nhiều thể loại khác nhau như: sách về tinh thần tự học, dịch thuật, sách làm người, sách nghiên cứu khoa học và lịch sử,…

Nguyễn Hiến Lê có những tác phẩm nổi tiếng mà cho đến nay những tác phẩm ấy vẫn có sức hút với các thế hệ trẻ ngày này tìm kiếm và đọc các tác phẩm của ông.

Một số tác phẩm tiêu biểu trong sự nghiệp của ông có thể kể đến: Đắc Nhân Tâm (dịch từ tác phẩm của Dale Carnegie), Quẳng Gánh Lo Đi và Vui Sống (dịch từ tác phẩm của Dale Carnegie), Tự Lực Văn Đoàn (nghiên cứu văn học), Tự học để thành công, Con Đường Thiên Lý (tiểu thuyết),…

Tác giả Nguyễn Hiến Lê
Tác giả Nguyễn Hiến Lê

Với lỗi viết sử dụng từ ngữ vô cùng giản dị, dễ hiểu và mang tính ứng dụng cao, tác giả Nguyễn Hiến Lê đã truyền tải những kiến thức từ những trang sách đến người đọc một cách dễ dàng, dễ tiếp cận và học hỏi.

Xem thêm: Tiểu sử Nguyễn Hiến Lê

Các tác phẩm của tác giả Nguyễn Hiến Lê truyền một nguồn cảm hứng mạnh mẽ đến thế hệ trẻ người Việt về ý thức tự học, khai phá, phát triển bản thân và sống một cuộc sống đẹp, có trách nhiệm.

Kinh Dịch – Đạo của người quân tử là cuốn sách được tác giả Nguyễn Hiến Lê viết vào những năm đất nước bị chia cắt, chiến tranh leo thang. Với niềm đam mê Kinh Dịch cùng các tư tưởng lớn tại cái nôi văn hoá Trung Hoa, ông đã cất công nghiên cứu để trình làng tác phẩm này với độc giả Việt Nam. 

Những nét nổi bật trong cuốn sách Kinh Dịch – Đạo của người quân tử

Kinh Dịch đã có nhiều bản dịch tại Việt Nam, thế nhưng bản của Nguyễn Hiến Lê lại mang những đặc điểm riêng của ông. Dịch giả với niềm đam mê và tâm huyết của mình, không ngừng mày mò tìm kiếm đọc các các bản dịch từ Trung Quốc và Nhật Bản để hiểu, cũng như nghiên cứu sâu sắc nội dung trong Kinh Dịch giúp tạo ra một phiên bản dễ tiếp cận với người Việt.

Nội dung chính trong cuốn sach Kinh Dịch – Đạo của người quân tử

Kinh (經 jīng) ở đây có nghĩa là một tác phẩm kinh điển, từ này trong tiếng Trung Quốc có gốc gác từ “quy tắc” hay là “bền vững”, nó có hàm ý rằng tác phẩm này miêu tả những quy luật tạo hóa không có sự thay đổi theo thời gian.

Dịch (易 yì) có nghĩa là sự “thay đổi” của những thành phần bên trong một vật thể nào đó, mà tự sự thay đổi đó sự vật sẽ trở nên khác đi.

Như đã được trình bày, cuốn sách này ban đầu được biết đến với việc ứng dụng trong bói toán thế nên cuốn sách còn nhắc đến giao quẻ dịch hay còn gọi là gieo quẻ kinh dịch. Đây là phương pháp mà người xưa tin rằng có thể tiên đoán trước mọi việc sắp tới có thể thành hay bại ở tương lai mà không cần phải xem ngày tháng năm giờ phút sinh nữa.

Tác phẩm này chứa đựng cả một vũ trụ kiến thức được người xưa tích luỹ ghi lại. Cuốn sách trao cho nhân loại 3 chiếc chìa khóa vàng để hiểu về vũ trụ:

ÂM DƯƠNG: thế giới tồn tại 2 phần tách biệt là âm và dương, nhưng chỉ khi 2 phần hài hoà thì sự vận hành mới ổn định và phát triển được.

NGŨ HÀNH: vạn sự vạn vật đều không rời xa cái bóng của ngũ hành, mệnh lý học và vị lý học của phong thủy đều từ nó mà sinh ra.

BÁT QUÁI : Phát triển thành “Văn Vương 64 quẻ”. Cuốn sách đưa đến cho chúng ta biết 64 mật mã của vũ trụ, đại thiên thế giới cũng không ngoài mật mã này.

Tác phẩm Kinh Dịch
Tác phẩm Kinh Dịch

Xem thêm: Cuốn sách Kinh Dịch – Đạo của người quân tử

Có gì khác biệt ở cuốn sách Kinh Dịch – Đạo của người quân tử so với các bản thể khác?

Cuốn sách mang đến một cái nhìn tổng quát và chi tiết về Kinh Dịch. Với văn phong mạch lạc, gần gũi, dễ hiểu và dễ tiếp cận với người đọc ngày nay, tác phẩm mở ra nhiều tri thức mới. 

So với các bản kinh dịch khác từ các tác giả lẫy lừng, Kinh Dịch của Nguyễn Hiến Lê có những điểm rất riêng của người dịch. Cuốn sách phải khiến người đọc chú ý nhiều hơn đến cách mà tác giả lý giải các khái niệm cốt lõi vô cũng chi tiết của Kinh Dịch, từ thế nào là âm dương, là ngũ hành đến bói quẻ và đặc biệt là các nguyên tắc trong đạo làm người. 

Thế mới thấy, cuốn sách không chỉ mang đến tri thức về Kinh Dịch mà còn mang đến những ý nghĩa sâu sắc của triết học và của đạo đức. Cuốn sách của tác giả Nguyễn Hiến Lê hướng người đọc đến những giá trị nhân văn cao cả, hướng đến đạo lý làm người, hướng thiện,…

Tác phẩm Kinh Dịch
Tác phẩm Kinh Dịch

Xem thêm: Những tác phẩm kinh điển trong tủ sách của Nguyễn Hiến Lê

Qua cuốn sách Kinh Dịch – Đạo của người quân tử vừa thể hiện được cái tài của người tác giả vừa truyền tải những giá trị tốt đẹp đến người đọc. Cuốn sách giúp người đọc hiểu và trân trọng hơn những giá trị văn hoá tốt đẹp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *