Tác giả Nguyễn Lê Hiến được nhiều độc giả cũng như nhà chuyên môn đánh giá cao bởi cách am hiểu ngôn từ, cách dùng từ độc đáo và hay. Nếu đã từng quan tâm đến tác giả Nguyễn Hiến Lê và các tác phẩm của ông thì người đọc sẽ hiểu lý do tại sao chất văn của ông lại mới và đa dạng như vậy. Nguyên nhân chính là sự kết hợp nền văn hoá, tri thức của các trường phái, miền mà ông nghiên cứu tìm hiểu. Cuốn sách Hương sắc trong vườn văn lại là một tác phẩm đẹp bởi sự đa dạng như thế, cuốn sách là thành quả của công trình nghiên cứu văn thơ Á Âu mà tác giả dày công đúc rút. Cùng khám phá những nét bao quát của cuốn sách qua bài viết dưới đây.
Đôi nét về tác giả Nguyễn Hiến Lê – cha đẻ của cuốn sách Hương sắc trong vườn văn
Nguyễn Hiến Lê (1912–1984) là một nhà văn, nhà dịch thuật nổi tiếng tại Việt Nam, ông đã để lại một kho báu văn học đồ sộ với nhiều tác phẩm nổi tiếng được nhiều độc giả ở các thế hệ đón nhận sôi nổi.
Nguyễn Hiến Lê là người khuyến khích việc học tập và phát triển bản thân, cho nên các tác phẩm của ông mang hơi hướng khích lệ việc một cá nhân tìm tòi và học hỏi là điều dễ hiểu.
Nguyễn Hiến Lê còn được biết đến là nhà dịch thuật nổi tiếng thông qua cuốn sách “Đắc Nhân Tâm”, “Quẳng gánh lo đi và vui sống”,… Ông được biết đến là người có vốn từ vựng sâu rộng, am hiểu về vốn văn hoá nên các tác phẩm của ông được đánh giá cao ở chỗ sử dụng từ vựng linh hoạt, sống động.
Với tác phẩm Hương sắc trong vườn văn, cuốn sách vẫn mang đến những giá trị về giáo dục người đọc phải tìm hiểu nâng cao vốn tri thức. Tác phẩm thể hiện lối viết đơn giản, nhưng không kém phần giản dị và tài hoa.
Xem thêm: Tiểu sử Nguyễn Hiến Lê
Có gì độc đáo trong tác phẩm Hương sắc trong vườn văn
Nội dung cuốn sách Hương sắc trong vườn văn
Nội dung tác phẩm Hương sắc trong vườn văn hướng đến việc làm sao để có thể luyện tập viết được những vần văn hay. Tác phẩm là một tập tiểu luận của tác giả Nguyễn Hiến Lê gồm 14 chương.
Chương I: Óc thẩm mỹ
Chương II: Văn hùng tráng
Chương III: Văn ba lan
Chương IV: Tế nhị và hàm súc
Chương V: Lời xứng ý – ý hợp với cảnh và tình
Chương VI: Cảnh vật trong văn
Chương VII: Tình trong văn
Chương VIII: Lý trong văn
Chương IX: Sự thực trong văn
Chương X: Những cách thoát ra ngoài sự thực
Chương XI: Đuổi bắt ảo ảnh
Chương XII: Đuổi bắt ảo ảnh (tiếp)
Chương XIII: Kỹ thuật chân chính
Chương XIV: Cái thần trong văn.
“Hương sắc trong vườn văn” thể hiện sự bác học, tinh tế và tài hoa của ông trong việc giới thiệu và bình luận những tác phẩm văn học nổi tiếng ở cả hai miền Á Âu. Không chỉ dừng lại ở việc giới thiệu các tác phẩm văn học Việt Nam mà tác giả còn đề cập đến những tác phẩm ở nước ngoài mà ông đã từng có cơ hội dịch hoặc nghiên cứu.
Đây là một tài liệu quý giá để người đọc có thể tiếp cập được những giá trị văn hoá đa dạng, từ những ấn phẩm văn học cổ điển cho đến hiện đại, từ trong nước cho đến phạm vi quốc tế.Những tác phẩm mà ông đề cập suy cho cùng cũng là cách mà ông hướng dẫn người đọc tìm ra cho mình một lối viết hay, một lối viết sáng tạo, một tác phẩm mang hồn người khi thực hiện tác phẩm của mình.
Xem thêm: Tác phẩm “HƯƠNG SẮC TRONG VƯỜN VĂN”
Cuốn sách “Hương sắc trong vườn văn” đọng lại những gì trong người đọc
Từ lời tựa, tác giả đã quả quyết đưa đến cái nhìn nhận của mình về cái đẹp: “Theo tôi, cái gì làm cho đời ta phong phú lên là cái ấy đẹp. Phong phú về vật chất cũng như về tinh thần, vì vật chất và tinh thần liên quan mật thiết với nhau. Một kiểu áo giúp cho điệu bộ của ta uyển chuyển hoặc nghiêm trang, một trái cam ăn vào ta thấy cơ thể nhẹ nhàng, sảng khoái, một nền trời lấp lánh những vì sao, một cánh đồng thơm tho những lúa chính, một định lý hóa học, một hành vi bác ái,…những cái đó đều là đẹp cả”.
Có thể suy ra từ con chữ của tác giả, việc viết bất kỳ thứ văn chương nào mục đích của nó phải là biến nó thành cái phong phú cho đời. Bởi văn chương loại đáng thờ phải hướng đến con người, hướng đến chân – thiện – mỹ.
Ở những trang cuối của cuốn sách Hương sắc trong vườn văn tác giả không quên nhắn nhủ đến người đọc “Kỹ thuật chân chính”. Cũng theo tác giả từng nói, văn chương khó bị áp đảo bởi khoa học bởi nếu không có văn chương thì người khó có thể truyền đạt được những gì người ta nghĩ. Văn chương sáng cần phải được diễn đạt đầy đủ cả tư tình, suy nghĩ, cảm xúc,…của người viết, không thừa không thiếu. Để đạt điều đó cần sự bình dị. Sự bình dị theo tác giả là “ dấu hiệu ở bên ngoài, nó cho người đọc biết rằng tư tưởng thâm trầm ở bên trong”. Cũng theo tác giả “Sự sáng sủa của tư tưởng là điều khó biết bao, mà chỉ khi nào tư tưởng sáng sủa thì văn mới có thể bình dị được.”
Cuốn sách Hương sắc trong vườn văn hướng ta đến một tư tưởng văn chương sâu sắc, tác giả cho rằng văn chỉ nhạt khi người viết có cái nhìn hạn hẹp, cảm xúc hời hợt, tư tưởng nông cạn. Một tác phẩm chỉ cần bình dị nhưng lột tả được hết sự tình là đã đẹp.
Xem thêm: Tủ sách Nguyễn Hiến Lê do Bizbooks xuất bản
Đối với những ai yêu văn chương, có tinh thần học hỏi để sáng tác văn chương thì cuốn sách Hương sắc trong vườn văn là một bộ tập nên trải nghiệm. Phần kết của cuốn sách là những từ ngữ để tôn vinh nghề viết, nghề biến cuộc sống trở nên đẹp và đa dạng hơn, bởi văn có “thần”. Suy cho cùng, đây là một cuốn sách hay vừa mang ý nghĩa giáo dục văn chương vừa hướng con người đến chữ nhân.