Sách Đạo Làm Người: Học Mạnh Tử Cách Đối Nhân Xử Thế

Sách Mạnh Tử là những câu chuyện về một con người ở thời cổ nhưng lại mang đến những giá trị thực tiễn, có thể áp dụng được trong cả thời đại ngày nay. Mượn câu chuyện của Mạnh Tử ở thời xa xưa khuyên nhà vua cách trị vì đất nước mà hướng đến con người ngày nay đến cách quản lý cuộc sống cá nhân, cuốn sách mang một giá trị trị to lớn về bài học đối nhân xử thế. Trong bài viết dưới đây, Nguyễn Hiến Lê sẽ cùng điểm qua những điểm nổi bật trong cuốn sách Đạo làm người: Học Mạnh Tử cách đối nhân xử thế của tác giả Phàn Đăng.

Mạnh Tử Là Ai?

Tiểu sử Mạnh Tử

Mạnh Tử được biết đến là một trong những triết gia nổi tiếng của Nho giáo, ông sống sống vào thời kỳ Chiến Quốc (khoảng 372-289 TCN). Mạnh Tử được coi là một trong những nhà tư tưởng vĩ đại nhất của Trung Quốc, tầm ảnh hưởng của Mạnh Tử trong nền Nho Giáo rất to lớn và được cho rằng chỉ đứng sau Khổng Tử. 

Mạnh Tử sinh ra tại nước Trâu, trong một gia đình có học thức. Mẹ ông là Mạnh mẫu đã dành rất nhiều tình thương để cho ông được học hành đến nơi đến chốn. Nói về học vấn, người có công tôi luyện nên tư tưởng Nho giáo sâu sắc ở Mạnh Tử là Tử Tư – cháu nội của Khổng Tử.

 

Mạnh Tử

Triết lý và tư tưởng của Mạnh Tử

Được tiếp thu được nền Nho giáo sâu sắc từ người thầy Tử Tư của mình, Mạnh Tử kế thừa và phát triển Nho giáo mang đến tầm ảnh hưởng mới cho văn hoá Trung Quốc. 

“Nhân chi sơ, tính bổn thiện” là tư tưởng mang tính thời đại và biểu tượng của Mạnh Tử. Ông cho rằng, con người ta sinh ra đã có cái tính thiện, cái cần làm là phải nuôi dưỡng và phát triển cái thiện đó.

Sinh thời, trong thời chiến loạn lạc, ông là người chu du khắp các nước chư hầu rêu rao về tư tưởng của mình với các nhà vua phải cầm quyền nhân nghĩa, lấy đức để trị vì thế nhưng ít có ai nghe theo ông. Tư tưởng này của Mạnh Tử được thể hiện rõ qua câu nói “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”, nghĩa là dân chúng quan trọng nhất, sau mới đến đất nước rồi cuối cùng là nhà vua.

Tác phẩm nổi tiếng nhất của Mạnh Tử phải kể đến tác phẩm mang tên ông. “Mạnh Tử” được viết dưới dạng cuộc đối thoại giữa ông và các học trò của mình, như những cuộc đối thoại với những nhà lãnh đạo ở thời kỳ đó. Tác phẩm xoay quanh đến các vấn đề về chính trị, đạo đức và giáo dục. 

Cho đến ngày nay, tác phẩm của ông vẫn được coi là kiệt tác mang tính giáo dục thời đại hướng con người đến những đức tính thiện lành và đề cao nhân quyền của con người. Cuốn sách Đạo làm người: Học Mạnh Tử cách đối nhân xử là một điển hình về tính giáo dục thời đại mà Mạnh Tử để lại.

Triết lý và tư tưởng của Mạnh Tử
Triết lý và tư tưởng của Mạnh Tử

Xem thêm: ĐẠO QUÂN TỬ TRIẾT LÝ NHÂN SINH 

Sách Đạo làm người: Học Mạnh Tử cách đối nhân xử thế

Dựa trên những mẩu chuyện về nhà triết gia nổi tiếng Mạnh Tử, tác giả Phàn Đăng đã đúc rút những bài học làm người, cách giao tiếp giữa người với người trong cuốn sách giúp người đọc có thêm những kinh nghiệm sống quý báu.

Nội dung chính của cuốn sách Đạo làm người: Học Mạnh Tử cách đối nhân xử thế

Cuốn sách khai thác những giá trị tốt đẹp ở con người, để con người có thể nhận ra những điều tốt đẹp mà khai phá, khuyến khích người ta làm việc thiện, vượt qua khỏi những ranh giới an toàn của bản thân nhưng cũng biết nhìn nhận năng lực của bản thân của mình để biết điểm dừng.

Cuốn sách Đạo làm người: Học Mạnh Tử cách đối nhân xử thế gồm 7 chương như sau:

Chương I.  Đời người hữu hạn, cốt cách vô biên

Chương II. Muốn thành công, trước tiên phải trau dồi bản thân

Chương III. Làm người có đức, làm việc có tài

Chương IV. Kết giao với mọi người và tận dụng thế mạnh của họ

Chương V. Truyền cảm hứng và giải phóng lòng tốt ở người khác

Chương VI. Đột phá bản thân, nhảy ra khỏi vùng an toàn

Chương VII. Từ chối những nỗ lực không hiệu quả

Xem thêm: ĐẠO LÀM NGƯỜI: HỌC MẠNH TỬ CÁCH ĐỐI NHÂN XỬ THẾ

Cuộc sống là hữu hạn, không thể kéo dài được mãi, nhưng nếu mài dũa lấy cái tài đi làm việc thiện và lan tỏa những điều thiện lạnh đó thì tiếng thơm để lại muôn đời. Mạnh Tử là tấm gương hướng người đọc đến việc khi xem xét mọi vấn đề phải xem xét bằng một “trái tim bồ tát”, khi giải quyết một vấn đề phải sử dụng “phương pháp kim cương”.

Sách Đạo Làm Người: Học Mạnh Tử Cách Đối Nhân Xử Thế
Sách Đạo Làm Người: Học Mạnh Tử Cách Đối Nhân Xử Thế

Theo quan điểm của nhà triết gia được trích trong sách: Thân thể con người có phần quý, phần hèn, có phần nhỏ nhen, phần vĩ đại. Đừng lấy phần nhỏ hại phần lớn, đừng lấy phần thấp hèn hại phần cao quý. Kẻ nuôi nấng phần nhỏ nhen của mình là kẻ tiểu nhân, người nuôi nấng phần vĩ đại của mình là bậc đại nhân. 

Cuốn sách Đạo làm người: Học Mạnh Tử cách đối nhân xử thế để lại gì trong tâm trí người đọc

Được hiểu những câu chuyện, bài học về cuộc đời Mạnh Tử, người ta mới thấy cái cần nhất ở một con người khi gặp khó khăn là tinh thần bất khuất. Con người thường hay lo ngại phải đối mặt với khó khăn và tự trách móc. Thế nhưng, nếu nhìn nhận vấn đề ở những mặt khác, sâu sắc hơn, vấn đề đôi khi chẳng còn là vấn đề.

Cuốn sách mang đến những bài học sâu sắc
Cuốn sách mang đến những bài học sâu sắc

Cuộc sống như những bậc thang, phải có đủ sức bước lên những bậc thấp mới rèn cho chân chắc sức bền để bước lên những bậc cao hơn.

Xem thêm: Tuyển tập những tác phẩm của Nguyễn Hiến Lê do Bizbooks phát hành

Sách Đạo làm người: Học Mạnh Tử cách đối nhân xử thế là một bài học hay về cách con người ta phải đối mặt với cuộc sống, sống có lương tâm, biết ban phát và phát triển tâm tính ở con người. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *