Tủ sách Lịch sử của dịch giả Nguyễn Hiến Lê

Học giả Nguyễn Hiến Lê (1912-1984), là một nhà văn, dịch giả, nhà ngôn ngữ học, nhà giáo dục và hoạt động văn hóa độc lập. Ông là một trong những cái tên quen thuộc với những ai yêu thích đọc sách, những đầu sách của Nguyễn Hiến Lê sáng tác hay chuyển ngữ đều rất được độc giả tin tưởng lựa chọn. Nhắc tới Nguyễn Hiến Lê không thể không nhắc tới những cuốn sách về lịch sử thế giới của cụ. 

Giới thiệu tủ sách Lịch sử của dịch giả Nguyễn Hiến Lê

Tủ sách chứa đựng một kho tàng khổng lồ về lịch sử, để lại giá trị to lớn cho thế hệ sau. Nguyễn Hiến Lê sử dụng lối phân tích khoa học, dẫn chứng thuyết phục và không ngại bày tỏ quan điểm cá nhân mà vẫn giữ được sự chừng mực cần có, giúp xóa bỏ những hiểu lầm về lịch sử, giúp độc giả tiếp cận, thu nạp được nhiều kiến thức về lịch sử thế giới. Đọc xong sách này thì có ai mà không yêu thích lịch sử, dẫu nó chứa đầy những khoảng tối tăm, mông muội, tàn bạo nhưng ta vẫn tự hào vì con người bé tí, cuộc đời ngắn chẳng tày gang mà dám đứng lên chống lại hóa công, tìm kiếm chỗ đứng của mình trong vũ trụ bạt ngàn.

    1.Nội dung tủ sách mang đến

Tủ sách mang đến những kiến thức có giá trị về lịch sử thế giới, khái quát lịch sử loại người, những bài học lịch sử của các nước, hay xóa bỏ những hiểu lầm trong lịch sử. Với lối viết dễ hiểu, sử dụng dẫn chứng thuyết phục, lối phân tích khoa học giúp độc giả dễ dàng hiểu và tiếp cận lịch sử thế giới. Chắc chắn độc giả sẽ trở nên yêu lịch sử, tò mò và thích thú với lịch sử thế giới sau khi đọc tủ sách của dịch giả Nguyễn Hiến Lê.

     2. Giới thiệu tủ sách Lịch sử của dịch giả Nguyễn Hiến Lê

Cuốn Lịch sử thế giới (viết với Thiên Giang) – 1955

Lịch sử thế giới là một tác phẩm hợp soạn của hai tác giả Nguyễn Hiến Lê và Thiên Giang Trần Kim Bảng xuất bản từ những năm 1954 – 1955 tại Sài Gòn. Đây là bộ sách phổ thông được viết với một sử quan khoáng đạt mà nhiệt tâm, cộng với phương pháp khoa học chính xác. Việc cô đọng lịch sử toàn bộ loài người, từ thuở hồng hoang đến khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai vào trong một cuốn sách dày chưa đầy 800 trang tưởng chừng là một điều bất khả thi. Ấy vậy mà hai cụ Nguyễn Hiến Lê và Thiên Giang lại làm được, mà lại còn khiến cho nó rất dễ hiểu và lôi cuốn.

Cuốn Đông Kinh Nghĩa Thục – 1956

Trong tựa sách Nguyễn Hiến Lê đã viết: “Chủ ý của tôi là chép về Đông Kinh Nghĩa Thục, nhưng tôi nghĩ không thể tách riêng phong trào duy tân đó ra được mà phải đặt vào phong trào cách mạng của dân tộc trong 25 năm đầu thế kỷ, nên tôi đã ghi thêm – nhưng chỉ vắn tắt thôi – những vận động cách mạng trước và sau Đông Kinh Nghĩa Thục để độc giả hiểu rõ nguồn gốc và ảnh hưởng của nó. Ba nhân vật quan trọng nhất trong lịch sử cách mạng hồi đầu thế kỷ là cụ Lương văn Can (cụ cao niên hơn cả) cụ Phan Bội Châu và cụ Phan Châu Trinh, nhưng sở dĩ tôi chép tiểu sử cụ Lương nhiều hơn của hai cụ Phan chỉ vì tiểu sử của hai cụ này trong nước không ai không biết, còn đời sống cụ Lương thì chưa sách vào nhắc tới.”

Cuốn Bài học Israel – 1968

Cuốn sách “Bài học Israel cuộc hồi sinh vĩ đại của dân tộc thông minh nhất thế giới” không chỉ cung cấp cho chúng ta một cái nhìn khá hệ thống về lịch sử dân tộc Do Thái, mà quan trọng hơn, thực tế hơn nó còn là một công trình khảo cứu về đất nước Israel từ khi được thành lập đến năm 1968. Không ai không biết, khi thế giới xem đất nước Israel là một quốc gia đi xâm lược thì họ đã chứng minh được, tâm niệm của mỗi người dân Israel không phải sự xâm lược mà là họ thực hiện một cuộc chiến vì vận mệnh của dân tộc mình, sự hồi sinh vĩ đại của đất nước sau hơn 2000 năm bị áp bức.

Đọc thêm chi tiết về cuốn sách: Tại đây 

Cuốn Bán đảo Ả Rập – 1969

Lịch sử hiện đại bán đảo Ả Rập li kì như lịch sử Trung Hoa thời Đông Chu liệt quốc, và cũng có đủ những nhân vật lạ lùng như nhân vật Đông Chu. Cuốn sách Bán Đảo Ả Rập – Tinh Thần Hồi Giáo Và Thảm Kịch Dầu Mỏ này còn hấp dẫn hơn cuốn Bài học Israel. Hai cuốn hợp thành một bộ rắt đầy đủ về vấn đề Trung Đông mà những ai quan tâm tới thời cuộc đều không thể bỏ qua được. Bán đảo Ả rập là đế quốc của Hồi giáo gồm 7 quốc gia: Ai cập, Syrie, Liban, Jorrdanie, Irak, Ả Rập Sesoudite, Yeman, mà cũng là đế quốc của dầu lửa, vì dầu lửa chi phối nó cũng như Hồi giáo, còn mạnh hơn Hồi giáo. Hồi giáo liên kết Ả Rập thì Dầu lửa chia rẽ Ả Rập.

Đọc thêm chi tiết về cuốn sách: Tại đây

Cuốn Lịch sử văn minh Ấn Độ (dịch Will Durant) – 1971

Trong giới biên khảo, sử gia giữ một địa vị đặc biệt, vì sức làm việc phi thường của họ. Họ kiên nhẫn, cặm cụi hơn hết thảy các nhà khác, hi sinh suốt đời cho văn hóa không màng danh vọng, lợi lộc, bỏ ra từ ba đến năm chục năm để lập nên sự nghiệp. Họ đọc sách nhiều, du lịch nhiều, suy tư nhiều, và nếu họ ít có thành kiến, thì tác phẩm của họ càng lâu đời càng có giá trị, hiện nay ở phương Tây, loại sách về sử được phố biến rất rộng, có cái cơ muốn lấn át tiểu thuyết. Chỉ trừ Ấn Độ, dân tộc lớn nào cũng có một số sử gia lớn. Hiện nay hai sử gia nổi danh nhất thế giới là Toynbee ( 1888…) với hộ A Study of History (Khảo luận về Sử) và Will Durant với bộ The Story of Civilization (Lịch sử văn minh). Toynbee là một sử triết gia, có phẩn sâu sắc hơn Durant, Durant cổ điển hơn, nhằm mục đích phổ biến hơn, như H.G. Wells, tác giả bộ Lịch sử thế giới, những công trình của ông lớn lao hơn của Wells nhiều, và mặc dầu tính cách khác nhau, đáng được đặt ngang hàng với công trình của Toynbee.

 

Đọc thêm chi tiết về cuốn sách: Tại đây

Cuốn Bài học lịch sử (Will Durant) – 1972

Con người là một khoảnh khắc trong thời gian của các tinh tú, một khách qua đường trên địa cầu, một bào tử của chủng loại, một miêu duệ của nòi giống, một phức hợp gồm thể xác lẫn tinh thần, một phần tử của một gia đình và một cộng đồng….Vậy thì chúng ta có thể đứng trên phương diện thiên văn địa lý, nhân chủng, tâm lý luân lý, kinh tế, chính trị, Tôn giáo….Hãy tìm hiểu về lịch sử về mỗi phương diện đó, dạy cho chúng ta những gì về bản thể, thái độ và tương lai của con người.

Cuốn Nguồn gốc văn minh (dịch Will Durant) – 1974

Ngược dòng thời gian để xem văn minh nhân loại và vạn vật muôn loài được hình thành như thế nào. Bạn có biết lịch sử hình thành văn minh nhân loại được hình thành như thế nào không? Và cho tới hiện tại nền văn minh đã và đang ở đâu không? Mỗi giai đoạn lịch sử qua đi là một điểm nhấn mấu chốt mà gần như người xảy ra những biến cố hoặc dấu tích đặc trưng cho thời kỳ đó. Nguồn gốc văn minh từ đâu? Theo các nhà khoa học, loài người phát triển từ thuở hoang sơ cho đến nay ước khoảng mười nghìn năm, gồm các thời Cổ Đại, Trung Cổ, Cận Đại và Hiện đại. Ở mỗi thời đại, xã hội loài người nổi lên một số vùng, hoặc một mảnh đất mà ở đó xã hội cư dân ở điểm tập hợp được các giá trị tiên tiến vượt trội trong nhiều lĩnh vực – hình thành nền văn minh. Một số thống kê cụ thể ở thời Cổ Đại có 8 nền văn minh lớn: nền văn minh Ai Cập cổ đại, nền văn minh Hy Lạp, nền văn minh La Mã, nền văn minh Tây Á, nền văn minh Ấn Độ, nền văn minh Trung Hoa, nền văn minh Maya và nền văn minh Andes.

Đọc thêm chi tiết về cuốn sách: Tại đây

Cuốn Lịch sử văn minh Ả Rập (dịch Will Durant) – 1972

Theo Will Durant, tác giả cuốn sách Lịch Sử Văn Minh Ả Rập: “Đa số độc giả cho cuốn toát yếu văn minh Hồi giáo này dài quá, nhưng các học giả sẽ chê nó ngắn quá, thiếu sót. Chỉ tại những điểm tuyệt đỉnh của lịch sử, xã hội mới sản xuất được cùng trong một thời gian những vĩ nhân trong chính giới, giáo giới, trong văn học, hóa học, triết học và y học nhiều như Hồi giáo trong bốn thế kỉ từ Harounal-Rashid tới Averroes… Nhưng một phần lớn, nhất là về chính trị, thơ ca và nghệ thuật là riêng của dân tộc Ả Rập và nó quý vô cùng.”

Đọc thêm chi tiết về cuốn sách: Tại đây

Cuốn Lịch sử văn minh Trung Quốc (dịch Will Durant) – (Xuất bản 1997)

Sự phát triển của Ấn Độ và Trung Hoa trong thập kỉ này, tuy mỗi nước có một đặc điểm riêng, nhưng luôn luôn tập trung sự chú ý của cả loài người, đặc biệt của vùng Đông Nam Á, do sự chuyển mình vươn lên với cả quá trình sôi động và phức tạp của nó. Những con rồng nhỏ chung quanh đang trên đà phát triển, con rồng lớn đang đứng trước sự thử thách lớn lao. Thử đi ngược lại những thời kì lịch sử trước đây của Trung Hoa, Ấn Độ để làm cơ sở, tìm hiểu xu hướng phát triển hiện nay của hai nước láng giềng Việt Nam. Đó là mục đích của chúng tôi khi xuất bản tập LỊCH SỬ VĂN MINH TRUNG QUỐC trong bộ sách của Will Durant.

 

Đọc thêm chi tiết về cuốn sách: Tại đây

Cuốn Sử Trung Quốc (3 tập) – 1982

Sử Trung Quốc là một “tập đại thành” của tác giả về toàn cảnh lịch sử Trung Quốc từ cổ đại đến hiện đại (1982). Đây là tác phẩm lớn và tương đối đầy đủ nhất trong chương trình của ông về “Trung Hoa học”. Với bộ Sử Trung Quốc, Nguyễn Hiến Lê đã đầu tư trí tuệ và dụng công nhiều hơn. Có thể nói đây là một tác phẩm lớn cuối đời ông, vì ông đã bỏ ra rất nhiều công sức và thời gian cho công trình này. Qua tác phẩm, tác giả giúp chúng ta tìm hiểu về toàn bộ lịch sử Trung Quốc, nhất là giai đoạn hiện đại, một cách đầy đủ hơn. Dựa vào những tài liệu tương đối mới (lúc đó – xem thư mục ở cuối sách); đặc biệt là tham khảo các tác phẩm của các học giả, sử gia Tây phương và Trung Quốc. Ông đã phác họa được toàn cảnh lịch sử Trung Quốc từ thời huyền sử tới hiện đại và tận đến năm 1982.

 

Tủ sách Lịch sử của dịch giả Nguyễn Hiến Lê thật sự là một tủ sách chứa đựng đầy kiến thức thú vị cho những độc giả yêu thích lịch sử, tò mò về lịch sử thế giới. Tủ sách đã làm phong phú thêm kho tàng lịch sử của nước nhà. Những đóng góp của dịch giả của Nguyễn Hiến Lê trong lĩnh vực lịch sử là không thể phủ nhận.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *